Chính quyền Assad sụp đổ châm ngòi cuộc tranh giành quyền lực và lợi ích ở Syria giữa các cường quốc, nguy cơ làm suy yếu nỗ lực đạt được hòa bình tại nước này.
Trong tuần đầu tiên sau khi tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, Syria đã hứng chịu các cuộc ném bom từ ba thế lực nước ngoài đang theo đuổi những mục tiêu chiến lược riêng: Mỹ chống lại tàn dư phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ gây sức ép với dân quân người Kurd ở đông bắc và Israel nhắm vào các khí tài, mục tiêu chiến lược của Syria.
Nga và Iran, những trụ cột từng hậu thuẫn chính quyền Assad, trong khi đó đang vội vã rút quân hoặc tái bố trí lực lượng của họ tại Syria. Một phát ngôn viên chính phủ Iran cho biết họ đã sơ tán 4.000 quân khỏi Syria kể từ khi ông Assad bị lật đổ.
Các tay súng đối lập ăn mừng tại thủ đô Damascus, Syria, sau khi chính quyền tổng thống Assad bị lật đổ hôm 8/12. Ảnh: AP
Nga cũng đã rút quân khỏi các căn cứ ở miền trung Syria, chuyển họ đến căn cứ không quân Hmeimim trên bờ biển Địa Trung Hải, dù chưa rõ liệu động thái này có phải là một cuộc rút quân toàn diện hay không.
Những gì đang diễn ra cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Syria như một ngã tư giao thoa giữa các tôn giáo, hệ tư tưởng cũng như địa hình giáp ranh với 5 quốc gia Trung Đông. Nó cũng nhấn mạnh khả năng xảy ra biến động khi các liên minh chính trị và quân sự thay đổi, khi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) cùng các đồng minh trở thành lực lượng nắm quyền ở Damascus.
Trong suốt 5 thập kỷ qua, gia tộc Assad đã kiểm soát tình hình ở Syria bằng cách giữ lập trường chống phương Tây và đối phó các thế lực thù địch nhờ mối liên minh với Nga cùng Iran. Việc quân nổi dậy, chủ yếu là các tay súng Hồi giáo dòng Sunni, lật đổ chính quyền hồi tuần trước đã thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trong khu vực, giới quan sát đánh giá.
"Dù bạn có xoay chuyển theo cách nào thì đây cũng là cơn địa chấn địa chính trị có cường độ lớn nhất ở trung tâm Trung Đông", Firas Maksad, chuyên gia cấp cao tại Viện Trung Đông, trụ sở ở Washington, nhận xét. "Đó là một bước biến chuyển rất lớn".
Lịch sử nổi loạn và đảo chính gần đây của khu vực này là lời nhắc nhở đáng ngại về khả năng bất ổn khi lãnh đạo một quốc gia bị lật đổ.
Sự kiện chính quyền tổng thống Iraq Saddam Hussein sụp đổ năm 2003 đã tạo điều kiện cho các nhóm Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số trỗi dậy ở nước này và gây ra cuộc nổi loạn của người Sunni mà về sau phát triển thành phiến quân IS.
Chính quyền tổng thống Libya Moammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011 đã mở ra cánh cửa cho cuộc nội chiến kéo dài giữa các phe phái được nhiều thế lực nước ngoài hậu thuẫn.
Nội chiến Syria có thể vẫn tiếp diễn nếu những người chiến thắng tìm cách trả thù chính quyền cũ, liên minh nổi dậy trở nên chia rẽ và các thế lực nước ngoài tìm cách can thiệp sâu hơn.
"Tình hình rất đáng lo ngại", nhà báo Syria Ibrahim Hamidi, người sống lưu vong ở London và là tổng biên tập tạp chí al-Majalla do Arab Saudi sở hữu, cho biết. "Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Có rất nhiều thách thức, những câu hỏi khó khăn ở phía trước".
Cách Iran phản ứng trước đòn giáng vào tham vọng khu vực của họ sẽ là yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng đến số phận Syria và Trung Đông. Tehran có thể quyết định bắt đầu các cuộc đàm phán mới với phương Tây về chương trình hạt nhân, xosomienbac ngay hom nay hoặc tìm cách xây dựng lại mạng lưới dân quân đồng minh đã tan vỡ của mình.
"Chúng ta đều biết Iran đã chịu tổn thất lớn khi chính quyền Assad sụp đổ. Chúng ta cũng biết Iran có đủ khả năng kiên nhẫn", ty le keo ma lai si a Hamidi nói. "Hiện tại, cau bach kim 666 họ đang lùi lại vài bước để quyết định cách giải quyết vấn đề".
Nguy cơ bạo lực trực tiếp nhất nằm ở trong và xung quanh vùng đất do người Kurd kiểm soát ở đông bắc và đông Syria, nơi có khoảng 900 quân nhân Mỹ đồn trú cùng với lực lượng do người Kurd lãnh đạo được thành lập một phần để chống lại IS.
Tình báo Mỹ những ngày qua phát hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang tập trung lực lượng lớn ở khu vực biên giới gần thành phố Kobani, miền bắc Syria, nơi dân quân người Kurd đang kiểm soát. Động thái này khiến giới chức Mỹ lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ có thể sớm mở chiến dịch tiến công xuyên biên giới vào Syria nhằm đẩy lùi người Kurd, gia tăng ảnh hưởng cũng như tạo chỗ đứng chân vững chắc hơn cho các nhóm dân quân thân Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã nhắm tới lực lượng Kurd ở vùng đất này. Sự trỗi dậy của quân nổi dậy dòng Sunni do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn có thể là động lực để Ankara có những hành động táo bạo hơn ở phạm vi xa hơn trong lãnh thổ Syria, ngay cả khi điều đó sẽ khiến lực lượng Mỹ bị mắc kẹt.
Theo Charles Lister, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông, đây cũng là khu vực chính mà tàn quân IS đang tìm cách tập hợp lại. Điều này làm gia tăng nguy cơ xảy ra nhiều cuộc giao tranh hơn, có thể khiến hiện diện của Mỹ tại khu vực trở nên không bền vững, đặc biệt là khi Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp nhậm chức.
Lính Mỹ trong một cuộc tập trận ở vùng nông thôn Deir Ezzor, đông bắc Syria, tháng 12/2021. Ảnh: AP
Nếu người Kurd phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng ở đông bắc đất nước do chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng này có thể sẽ phải rút lui xuống miền trung Syria và đụng độ với các nhóm Arab ở đó, Barzan Iso, nhà báo người Kurd ở đông bắc Syria, cho hay.
"Chúng tôi sợ Thổ Nhĩ Kỳ hơn HTS", ông nói. Mọi động thái rút lui của người Kurd đều sẽ khiến quân đội Mỹ trở nên dễ bị tổn thương ở một số căn cứ họ đang đồn trú tại đông bắc Syria và đặt ra câu hỏi về tương lai sứ mệnh chống IS của Washington.
Ở phía nam, Israel đã tận dụng tình hình hỗn loạn ở Syria để đưa quân kiểm soát gần như toàn bộ Cao nguyên Golan, chiếm đỉnh Hermon, điểm cao chiến lược có thể khống chế toàn bộ khu vực. Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng đã lên kế hoạch tăng gấp đôi số dân định cư ở Cao nguyên Golan và tuyên bố sẽ duy trì hiện diện quân sự lâu dài tại đây.
Israel mô tả hành động của mình là một cách để phòng thủ nhằm đảm bảo rằng bất kỳ thế lực nào nổi lên ở Damascus cũng không thể đe dọa đến họ. Tuy nhiên, những động thái kiểu "thừa nước đục thả câu" của Israel đang làm gia tăng hoài nghi ở Damascus về ý định của Tel Aviv, Michael Horowitz, giám đốc tình báo từ Le Beck International, công ty tư vấn an ninh Trung Đông, nói.
"Israel đang biến Syria thành kẻ thù", ông lưu ý, cho hay những cuộc tập kích liên tiếp của không quân Israel vào các khí tài chiến lược của Syria còn tước đi của chính quyền mới ở Damascus các phương tiện quân sự cần thiết để đối đầu những thách thức mới có thể nảy sinh.
Các nước láng giềng Arab của Syria, vốn đang trong quá trình bình thường hóa quan hệ với chính quyền Assad khi cuộc nổi dậy nổ ra, cũng theo dõi những diễn biến mới với con mắt thận trọng.
Trong những năm đầu của cuộc nội chiến Syria, các quốc gia Arab đã vội vã ủng hộ những phe phái khác nhau trong lực lượng nổi dậy Quân đội Syria Tự do (FSA), góp phần gây chia rẽ làm suy yếu những nỗ lực trước đó của phe đối lập nhằm lật đổ chính quyền.
Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của họ là ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Iran ở Syria, nên sau đó họ đã hòa giải với tổng thống Assad với hy vọng họ có thể thuyết phục ông cắt đứt quan hệ với Tehran.
Các lực lượng đang kiểm soát lãnh thổ tại Syria. Đồ họa: Al Jazeera
Hiện tại, các quốc gia Arab chắc chắn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi ảnh hưởng của Iran ở Syria gần như đã bị xóa bỏ, Fawaz Gerges, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London, nhận xét. Nhưng họ cũng phải duy trì cảnh giác trước nguy cơ dễ thay đổi của cục diện tình hình ở nước này.
Nếu một trật tự mới xuất hiện ở Damascus khiến họ cảm thấy khó chịu, các nước Arab có thể tìm cách tác động đến Syria bằng cách tài trợ cho những lực lượng địa phương khác đối địch với phe kiểm soát chính quyền.
Syria là "thánh địa" của những hệ tư tưởng và tôn giáo đối đầu, từ những nhóm theo chủ nghĩa cực đoan đến những người theo chủ nghĩa Hồi giáo ôn hòa, những người theo chủ nghĩa thế tục và những người theo chủ nghĩa dân chủ, cùng những dân tộc thiểu số theo đạo Thiên chúa và Alawite. Tất cả đều có những kỳ vọng khác nhau cho tương lai và có thể dễ chịu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài, Gerges giải thích.
"Đó là lỗ hổng nội bộ có thể cho phép các nước láng giềng can thiệp vào những vấn đề đối ngoại của Syria và làm trầm trọng thêm vấn đề", ông nói. "Syria từ lâu đã là chiến trường cho những cuộc chiến tranh ủy nhiệm, và tôi không nghĩ điều này sẽ thay đổi".
Thách thức trong việc xây dựng một Syria mới từ đống tro tàn lớn đến mức "những rủi ro và bất trắc lấn át bất kỳ kỳ vọng hay lời hứa nào", Gerges nhấn mạnh. "Khả năng chuyển đổi chính quyền diễn ra suôn sẻ và hòa bình là rất thấp".
Nhưng vẫn có lý do để hy vọng Syria sẽ tránh được những kết cục tồi tệ nhất, Hamidi nói. "Người Syria đã chiến đấu với nhau trong 13 năm qua và họ giờ đây đã kiệt sức", Gerges nói. "Nếu nhận thức được rủi ro của việc tiếp tục cầm súng, họ có thể vượt qua chúng".
Vũ Hoàng (Theo Washington Post, AFP, Reuters)