Khi biết Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu dự luật chi tiêu ngăn chính phủ Mỹ đóng cửa, Elon Musk đăng hàng chục bài phản đối trên X trong nửa ngày, khiến các nghị sĩ từ bỏ.
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát ngày 17/12 công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn, đề xuất ngân sách liên bang 6.200 tỷ USD như hiện tại, để chính phủ Mỹ duy trì hoạt động đến ngày 14/3.
Tài liệu hơn 1.500 trang, do Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, thành viên đảng Cộng hòa, thương lượng với phe Dân chủ, còn gồm các điều khoản về cứu trợ thiên tai, viện trợ nông nghiệp cho người Mỹ hay tăng lương cho các nghị sĩ.
Dự luật này là cần thiết, bởi lưỡng viện quốc hội Mỹ chưa thông qua được ngân sách toàn diện cho cả năm tài khóa bắt đầu vào ngày 1/10. Nếu dự luật chi tiêu ngắn hạn không được thông qua, chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa từ 0h01 ngày 21/12 và hàng trăm nghìn công chức có thể phải về nhà mà không có lương vào dịp Giáng sinh.
Nhưng chỉ với vài từ đăng trên X, tỷ phú Elon Musk, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm lãnh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ Mỹ (DOGE), đã làm đảo lộn mọi kế hoạch và tính toán của phe Cộng hòa.
"Không nên thông qua dự luật", ông Musk viết trên X lúc 4h15 ngày 18/12, ngầm thể hiện vị thế lãnh đạo DOGE. Ông chia sẻ lại bài đăng của đồng lãnh đạo DOGE Vivek Ramaswamy rằng doanh nhân này "đang nghiên cứu 1.547 trang dự luật và hy vọng các nghị sĩ cũng làm vậy".
Tỷ phú Elon Musk tại sự kiện vận động tranh cử của ông Donald Trump ở New York ngày 27/10. Ảnh: AP
Trong 12 giờ kế tiếp, Musk tiếp tục công kích dự luật với hơn 60 bài đăng liên tục trên X, trong đó một số thông tin được cho là sai lệch. Tài khoản mạng xã hội này của ông có hơn 200 triệu lượt theo dõi.
"Hãy gọi điện ngay lập tức cho nghị sĩ mà bạn đã bầu để nói với họ cảm nhận của mình! Họ đang tìm cách thông qua dự luật trong hôm nay, khi không ai chú ý", ông viết.
Một nghị sĩ cho biết văn phòng của ông sau đó đã nhận hàng loạt cuộc gọi từ cử tri. "Điện thoại tôi rung liên tục", hạ nghị sĩ Cộng hòa Andy Barr, bang Kentucky, trả lời AP. "Cử tri từng bỏ phiếu cho chúng tôi đang lắng nghe Elon Musk".
Đến trưa 18/12, sức ép tăng lên khi Musk sử dụng những từ ngữ ngày càng gay gắt để mô tả dự luật, ty le keo ma lai si a như "kinh khủng", cau bach kim 666 "phi pháp", d oán x s min bc wap "thái quá", "vô lương tâm", "điên rồ" và sau cùng là "một tội ác điên rồ". Ông đăng ảnh chụp dự luật đã được in ra kèm bình luận "các bạn đã thấy miếng thịt lợn nào dày như vậy chưa?".
CEO của công ty Tesla còn nhắm đến những người ủng hộ dự luật. "Bất cứ nghị sĩ Hạ viện hay Thượng viện nào bỏ phiếu cho dự luật chi tiêu vô lý này đều xứng đáng bị mất ghế trong vòng hai năm!", ông Musk đăng lúc 13h ngày 18/12, hàm ý đề cập cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2026.
Khoảng một giờ sau lời cảnh báo trả đũa, tỷ phú 53 tuổi tiếp tục nỗ lực chặn dự luật chi tiêu bằng cách ngầm nêu ra định hướng. "Quốc hội không nên thông qua bất cứ dự luật nào cho đến ngày 20/1, thời điểm ông Donald Trump nhậm chức", ông Musk viết, nhắc đến Tổng thống đắc cử. "Không một dự luật nào. Số 0".
Chiến thuật gây áp lực bằng các bài đăng trên X của Musk tỏ ra hiệu quả. Sau mỗi bài đăng, các nghị sĩ ở Washington dường như đều cảm nhận được tính nghiêm trọng của vấn đề.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Eric Burlison viết trên X rằng dự luật "là thứ mà DOGE muốn chấm dứt". "Một phiếu bầu cho thứ quái gở đó chính là một phiếu bầu phản đối DOGE",song thủ lô kép khung 2 ngày Burlison tuyên bố. Musk ủng hộ quan điểm này, bình luận "chắc chắn là vậy".
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Andy Harris, chủ tịch nhóm Freedom Caucus gồm các nghị sĩ theo đường lối cứng rắn, mô tả sự phản đối của ông Musk phù hợp với những mục tiêu DOGE hướng đến và tỷ phú này đã gặt hái thành quả thậm chí từ trước khi ông Trump nhậm chức.
"Ông ấy được giao trách nhiệm lớn lao về kiểm soát quy mô chính phủ liên bang. Tôi đoán là giống như nhiều doanh nhân, họ sẽ không chờ đến ngày hôm sau mới bắt đầu", ông Harris nói. "Họ đã có mục đích và bắt đầu ngay khi có thể".
Ông Trump im lặng, không bình luận về dự luật trong suốt chiều 18/12, dường như để Musk thể hiện tầm ảnh hưởng. Cuối chiều cùng ngày, Tổng thống đắc cử mới bày tỏ sự phản đối.
"Phe Cộng hòa phải khôn ngoan và cứng rắn. Nếu phe Dân chủ dọa đóng cửa chính phủ cho đến khi chúng ta cho họ điều họ muốn, vậy thì cứ để họ làm", ông Trump cho biết trong tuyên bố chung với Phó tổng thống đắc cử JD Vance. "Sự hỗn loạn này đáng lẽ không diễn ra nếu chúng ta có một tổng thống thực sự. Và chúng tôi sẽ nhậm chức trong 32 ngày nữa!".
Ông Musk sau cùng đạt được mục đích, khi lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Steve Scalise xác nhận đã hủy dự luật và các bên hiện chưa đưa ra được "Kế hoạch B" để tránh kịch bản chính phủ Mỹ đóng cửa. Sau 12 giờ gây sức ép, Musk tuyên bố "tiếng nói của người dân đã chiến thắng".
Chủ tịch Hạ viện Johnson cho hay ông đã gửi tin nhắn cho Musk và Ramaswamy, giải thích với họ rằng ông đang đối mặt tình huống rất khó khăn. Trong Hạ viện khóa mới, phe Cộng hòa vẫn chiếm đa số, nhưng với tỷ lệ rất mong manh.
Bởi vậy, bất cứ biện pháp dự luật nào trong tương lai muốn được thông qua đều phải cần sự ủng hộ của phe Dân chủ. Nếu các nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục nghe theo lời kêu gọi của các lãnh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ và quay lưng với dự luật do chính lãnh đạo của họ tại Hạ viện đề xuất, nhiệm vụ của Johnson trong nhiệm kỳ mới sẽ gặp rất nhiều thách thức.
"Elon đang có sức ảnh hưởng phi thường", Gordon Gray, giám đốc điều hành Viện Chính sách Pinpoint theo hướng trung tả, nhận định. "Tôi không thể nêu ra một ví dụ nào khác về một người nổi tiếng không giữ ghế trong chính quyền có sức ảnh hưởng lớn như vậy".
Kết quả thăm dò do Đại học Quinnipiac công bố ngày 18/12 cho thấy 53% cử tri Mỹ không hài lòng trước việc ông Musk có ảnh hưởng nổi bật trong chính quyền Trump sắp tới, 41% có quan điểm ngược lại. Trong nhóm cử tri Cộng hòa, tỷ lệ ủng hộ ông Musk lên tới 81%.
Ông Donald Trump và ông Elon Musk tại Butler, bang Pennsylvania ngày 5/10. Ảnh: AP
Những dự luật chi tiêu ngắn hạn, như tài liệu vừa bị bác bỏ, còn gọi là "nghị quyết duy trì", vì nó cho phép các nghị sĩ có thêm thời gian để soạn dự luật ngân sách toàn diện, tài trợ chính phủ Mỹ cho đến hết năm tài khóa. Năm tài khóa Mỹ bắt đầu ngày 1/10 và kết thúc ngày 30/9 năm tiếp theo.
Nếu Hạ viện do Johnson lãnh đạo không sớm tìm được giải pháp, chính phủ Mỹ sẽ chính thức đóng cửa từ cuối tuần này và tác động sẽ được thể hiện rõ rệt khi các công chức quay lại làm việc vào đầu tuần sau. Chính phủ Mỹ đang hoạt động nhờ gói ngân sách ngắn hạn được thông qua ngày 25/9, hiệu lực đến hết ngày 20/12.
Nhà Trắng tối 18/12 công kích phe Cộng hòa vì "chơi chiêu trò chính trị" với dự luật tài trợ chính phủ. Đảng Dân chủ cho rằng sự can thiệp của ông Trump là dấu hiệu cho những hỗn loạn trong tương lai.
Trong khi đó, Phó tổng thống đắc cử Vance đã đến văn phòng Chủ tịch Hạ viện Johnson để trao đổi. "Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận hiệu quả. Tôi sẽ không tiết lộ điều gì, vì quá trình thương lượng vẫn đang diễn ra. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể giải quyết một số vấn đề đang gặp phải", ông Vance nói.
Như Tâm (Theo Washington Post, AP, ABC News)